Dạy Con Thời 4.0: Làm Thế Nào Để Con Học Trường Làng Nhưng Vẫn Ngang Hàng Trường Vip?
Từ lâu, chúng ta đã quen thuộc với quan niệm rằng trẻ em ở các thành phố lớn được hưởng điều kiện giáo dục tốt hơn, từ đó phát triển toàn diện hơn, tự tin hơn và có nhiều lợi thế hơn.
Nhưng liệu quan niệm này còn phù hợp trong thời đại công nghệ phát triển như hiện nay không?
Khi điều kiện kinh tế mỗi gia đình ngày càng phát triển hơn, mối quan tâm hàng đầu của các bậc phụ huynh là làm thế nào để con cái họ có thể tiếp cận với nền giáo dục hàng đầu, không phân biệt khoảng cách địa lý.
Liệu có cách nào để mọi trẻ em, từ làng quê yên bình đến khu đô thị nhộn nhịp, đều có thể được tiếp cận và phát triển toàn diện để con chúng ta được trang bị đầy đủ những kiến thức,kỹ năng để vững bước hội nhập toàn cầu?
Hãy theo dõi những gì tôi sắp chia sẻ dưới đây, với hy vọng rằng chúng sẽ mang lại cho bạn những cái nhìn mới, thúc đẩy sự thay đổi trong quan điểm và giúp bạn có những quyết định đúng đắn nhất cho hành trang lâu dài của con mình.
Bạn sẽ thấy rằng, dù không có cơ hội học trong những trường danh tiếng, con bạn vẫn có thể nhận được một nền giáo dục chất lượng, đầy đủ và toàn diện, chẳng hề thua kém bất cứ ai.
Bí mật nằm ở cuối bài viết, bạn hãy theo dõi và có những suy ngẫm riêng của chính mình nhé.
Chọn trường cho con yêu – Nỗi lòng cha mẹ!
Con là tài sản vô giá của cha mẹ, ông bố bà mẹ nào cũng muốn làm tất cả những gì tốt nhất vì con.
Từ độ tuổi mầm non đến khi con bắt đầu theo học các cấp trung học, ở nông thôn đến các tỉnh thành thì còn ít, chứ nếu như ở thành phố, thủ đô thì có thể bạn sẽ thường xuyên nghe những chia sẻ của các bậc phụ huynh như:
– Anh đang xin cho cu nhà Anh vào trường A, trường B.
– Chị đang phải lo nhờ chạy cho con nhà chị vào trường C đây này, cũng mất một ít đấy nhưng mà trường chuẩn quốc gia, xa nhà một tý nhưng được cái con học tốt, toàn cô giáo giỏi…
– Năm tới con lên cấp 2 rồi, lo tìm trường cho con ghê, muốn xin trường D mà trái tuyến, giờ đông nên khó, nhờ mãi mà chưa được đây…Rồi thì con nhà chị đang học ở trường E, mà mới chỉ nghe qua thôi không cần nói gì thêm đã biết gia đình phải từ mức khá giả rất có điều kiện thì mới cho con theo học tại đó
Ở thành phố lớn sẽ có nhiều lựa chọn hơn, đương nhiên cha mẹ nào cũng muốn tìm chọn cho con những trường có điều kiện tốt nhất có thể trong khả năng của mình.
Ngay tại thủ đô, nếu như có thể thì bố mẹ cũng sẵn sàng chờ đợi thâu đêm, xếp hàng dài để xin học cho con tại các trường danh tiếng, chất lượng cao…
Nhưng cũng vì mật độ dân số cao khiến cho điều kiện học tập của các con tại chính các trường công lập bị hạn chế khi sỹ số lớp đông, không gian học tập bị hạn chế, thậm chí con phải nghỉ học luân phiên trong tuần…
Điển hình là vừa qua, thậm chí phụ huynh phải bốc thăm để dành xuất học cho con vào trường công tại cấp mầm non tại một quận nọ tại Hà Nội.
Về đến cấp tỉnh thành trở xuống thì tâm lý chọn trường, hướng vào trường điểm, trường danh tiếng cũng là rất bình thường nhưng mức độ cạnh tranh thì giảm hơn nhiều.
Còn lại, đa phần tại các địa phương tuyến dưới thì việc chọn trường không phải là mối lo của cha mẹ, đơn giản vì lộ trình học của con ở địa phương mình được lập trình sẵn từ mầm non đến hết trung học phổ thông, chẳng phải bon chen với ai mà lớp học thì cũng chẳng chen chúc.
Nhưng nếu như có điều kiện lựa chọn như trên, thì liệu bạn có tìm mọi cách, bằng mọi mối quan hệ và khả năng có thể để mong tìm cho con mình một suất học tại các ngôi trường danh tiếng hàng Top không?
Chắc là CÓ!
Đơn giản vì, ông bố bà mẹ nào cũng muốn làm những điều tốt nhất có thể cho con mình.
Hơn nữa, đề cập đến trường học, là yếu tố quan trọng then chốt có vai trò tạo lên nền móng vững chắc và tác động trực tiếp đến sự phát triển của con trong lộ trình dài.
Nhưng khi điều kiện của mình hiện tại chỉ có vậy hoặc là mình đang ở địa phương, nơi mà lộ trình học tập được lập trình sẵn thì chẳng lẽ con mình cũng chỉ bình bình vậy thôi?
Không! Chắc chắn là Không.
Bạn hãy đọc lại tiêu đề bài viết tôi nêu trên nhé.
Thế nào là trường làng mà lại ngang hàng trường Vip?
Đầu tiên tôi sẽ nói về trường Vip.
Cứ nôm na hiểu trường Vip là được học tại các trường chuyên, lớp chọn, các ngôi trường danh tiếng ở các thành phố lớn, các trường top đầu của tỉnh…, cũng như các trường tư thục và quốc tế với học phí cao hơn và đắt đỏ hơn so với bình thường.
Bạn sẽ hỏi: “ Ơ, lại tính cả trường quốc tế vào đây cơ á? Liệu có khập khiễng quá không?”
Tôi xin trả lời rằng: Thì trường quốc tế là trường siêu Vip mà, cứ liệt kê tính hết vào chứ, sao lại không!
Theo từng các cấp độ và điều kiện gia đình, các em nhỏ được theo học tại các ngôi trường với điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị giảng dạy, chất lượng giáo viên từ tốt đến cực tốt nhằm hướng tới sự phát triển toàn diện cho các em.
Các trường Vip được trang bị cơ sở vật chất khang trang, hiện đại với các trang thiết bị giảng dạy và học tập tiên tiến như phòng lab khoa học, phòng máy tính, phòng nghệ thuật và thể thao đa năng, thậm chí là hồ bơi và rạp hát (với các trường quốc tế).
Ở đó có phương pháp giảng dạy tiên tiến được hướng dẫn trực tiếp từ đội ngũ giáo viên chất lượng cao, chú trọng phát triển tư duy phản biện, sáng tạo và đặc biệt là kỹ năng sống cho học sinh.
Môi trường học tập năng động với nhiều hoạt động ngoại khóa với những cơ hội tham gia các cuộc thi học thuật cấp cao, công nghệ cao, chưa kể môi trường quốc tế thì cơ hội trao đổi giao lưu quốc tế…
Còn trường làng thì sao?
Trường làng là?…
Thì là chúng ta sinh ra và lớn lên nơi làng quê, thị trấn nhỏ tại các địa phương, huyện thị, những nơi mà con đã có sẵn lộ trình giáo dục từ mầm non đến hết trung học phổ thông, theo mô hình giáo dục công lập của nhà nước.
Hiện nay các trường đã được phát triển hơn nhờ sự đầu tư vào trang thiết bị giảng dạy, chất lượng giáo viên, nội dung giảng dạy cũng đã được cải cách nhiều lần nhưng vẫn còn những hạn chế nhất định.
Thế mà lại nói con học trường làng mà chất lượng ngang hàng trường Vip?
Vâng, tôi vẫn khẳng định như vậy!
Có phải là mỗi khi xem những chương trình truyền hình về các cuộc thi tài năng, những cuộc thi hùng biện, thuyết trình của thiếu nhi nơi mà các em nhỏ là những MC nhí, những gương mặt toả sáng đầy tự tin…người lớn thường nhận xét về “con nhà người ta” như sau:
– Đấy trẻ con thành phố có khác, được đầu tư ăn học từ bé…
– Gớm hội trẻ này tham gia hết các chương trình này rồi lại câu lạc bộ kia từ nhỏ nên thành thạo là đương nhiên.
– Chúng nó tiếp cận văn minh từ nhỏ, bố mẹ thiếu gì tiền đâu, nên nó sõi là đương nhiên…
Thế còn khi quay lại nhận xét về “con nhà mình” thì như thế nào nhỉ?
Có phải chăng bạn thường có những nhận xét đóng khung cho con nhà mình với những ý kiến khác nhau của mỗi người nhưng nếu đưa lên bàn cân so sánh thì con nhà mình kiểu gì cũng không bằng con nhà người ta.
Nếu như nhìn thoáng qua thì nó như là một điều gần như là hiển nhiên khi điều kiện học hành, môi trường tốt hơn thì phải có kết quả tốt hơn là đúng rồi.
Nhưng…
Hãy dừng lại ở đây một chút để suy ngẫm nhé!
Bạn thử nghĩ mà xem, đâu là môi trường gắn bó lâu dài nhất và có tầm ảnh hưởng nhất với một con người mà ở đó sự hơn thua quyết định đến chất lượng cuộc sống của chính mỗi chúng ta?
Nó có phải là trường học?
Không, đó là trường đời.
“Trường đời” là ngôi trường lớn nhất, mà ở đó, mỗi ngày, mỗi giờ chúng ta đều học hỏi được những bài học quý giá.
Không giống như trường học với giáo án và bài giảng có sẵn, “trường đời” dạy chúng ta thông qua trải nghiệm, qua thử thách và cả những thành công.
Điều quan trọng không phải là bạn đã học được bao nhiêu từ sách vở, mà là bạn áp dụng những kiến thức và kỹ năng đó vào cuộc sống như thế nào để vượt qua thách thức, đạt được mục tiêu và sống một cuộc sống ý nghĩa.
Trong “trường đời”, không có giáo viên đứng trước bảng và dạy bài mỗi ngày, nhưng mỗi người chúng ta có cơ hội trở thành giáo viên cho chính mình và cho người khác.
Mỗi quyết định, mỗi hành động của bạn đều là một bài học.
Mỗi mối quan hệ, từ bạn bè, gia đình, đồng nghiệp, đều mang lại kiến thức và hiểu biết sâu sắc về cuộc sống và con người.
Vậy cái mà chúng ta trao đổi ở đây có chỉ dừng lại ở những đánh giá sơ bộ bên ngoài và những kết quả đạt được ở giai đoạn trường học hay chúng ta nên xem xét ở góc độ con mình cần phát triển những kiến thức, kỹ năng, những yếu tố nào cấu thành giúp cho trẻ vững vàng, tự tin và thành công rực rỡ cho chặng đường quan trọng tiếp theo?
Đúng, cái nhìn tổng quan đóng vai trò như chiến lược lâu dài ở đây phải dựa trên cái nhìn dài hạn: Trường đời chứ không phải trường học.
Hãy tin tôi, khi kết hợp cái nhìn dài hạn này với phân tích tình hình hiện tại, những điều tôi sẽ chia sẻ tiếp theo không chỉ mở ra những góc nhìn mới mẻ mà còn giúp bạn đưa ra những quyết định sáng suốt, phù hợp nhất trong bối cảnh hiện tại cho con cái của mình.
Điều này đảm bảo rằng con bạn sẽ được chuẩn bị một hành trang đầy đủ, không thua kém bất cứ ai, sẵn sàng cho mọi thử thách và cơ hội phía trước.
Chúng ta hãy nhìn những tấm gương thành công vang dội, những tỷ phú tự thân của cả nước ta và nhìn ra thế giới, bao nhiêu người trong số họ có xuất thân từ những gia đình nghèo khó, điều kiện cực kỳ khó khăn, thậm chí có những người mồ côi không nơi nương tựa…có phải là điều kiện của họ thậm chí còn khó khăn hơn bạn bây giờ.
Có phải chăng chúng ta đã đóng khung những nhận định và hành trình lặp sẵn cho con mình: Đi học, học đúng đủ chương trình, có thành tích tốt là được, cố gắng cho học thêm để điểm cao thành tích tốt cho mỗi cấp học, không thì cố lên lớp, vượt cấp là đạt yêu cầu.
Lên đại học, đỗ thì là lý tưởng rồi, quá tuyệt vời, bố mẹ sẽ cố gắng ở nhà cày cuốc cho con hoàn thành tốt chương trình học, ra trường có việc làm là ấm cái thân.
Không đỗ thì thôi học trường nghề, xét xem bản thân có năng khiếu gì hoặc là thị trường địa phương đang hot, đang cầu mảng nào thì đầu tư học cái nghề mảng đấy.
Quanh quẩn thì chỉ làm sao có được cái cần câu cơm tự lập được là tốt rồi!
Đó có phải là hành trình có sẵn dựa trên những tầm nhìn mặc định từ xưa không, tức là từ hồi xưa bố mẹ của mình cũng thế?
Và bây giờ, chỉ cần bạn suy nghĩ khác đi, mọi thứ sẽ thay đổi hoàn toàn!
Có một công thức chung cho tất cả: Mọi việc thay đổi khi chúng ta thay đổi, hãy thay đổi suy nghĩ và niềm tin từ chính bản thân bạn.
Bạn chỉ cần thêm một câu thần chú đơn giản mà bất cứ ông bố bà mẹ vững niềm tin nào cũng có thể nói với con mình:
– Con yêu, con sẽ làm được, con có thể làm được và làm rất tốt !
Bước đơn giản đầu tiên: Khẳng định rằng con mình sẽ xuất sắc không hề thua kém bất cứ ai.
Đúng vậy, sự khác biệt giữa không và có chỉ là con đã làm điều đó đủ nhiều hay chưa.
Thay vì trách mắng, trì triết, đổ lỗi cho con, nói với con những lời nặng nề áp lực thì chỉ cần bạn thay đổi, chính bản thân bạn thay đổi là mọi cục diện cũng sẽ thay đổi hoàn toàn.
Dạy và tương tác với con cũng chính là quá trình học hỏi và rèn luyện của chính bản thân mình.
Hành trình đó sẽ vô cùng thú vị và nếu như bạn kiên trì, nhìn nhận đúng đắn để có lộ trình phù hợp cho con, bạn sẽ có trái ngọt không ngờ.
Sự khác biệt giữa trường Làng và trường Vip
Bây giờ, khi niềm tin đã có, bước tiếp theo là gì?
Chúng ta hãy phân tích những điểm khác biệt của hai môi trường học để cùng có những nhận định tiếp theo.
Nội dung so sánh | Trường Công Lập | Trường Điểm/Hạng A/Tư Thục |
Chương Trình Học | Theo chương trình giáo dục quốc gia, tập trung vào kiến thức cơ bản. | Thường xuyên cập nhật, có thể kết hợp chương trình quốc gia với các khóa học bổ sung, nâng cao. |
Cơ Sở Vật Chất | Đủ điều kiện cho giảng dạy và học tập cơ bản. | Thường đầu tư nhiều hơn vào cơ sở vật chất, thiết bị hiện đại. |
Phương Pháp Giảng Dạy | Đủ điều kiện cho giảng dạy và học tập cơ bản. | Thường đầu tư nhiều hơn vào cơ sở vật chất, thiết bị hiện đại. |
Phươngp Pháp Giảng Dạy |
Truyền thống, dù có cải tiến nhưng vẫn nặng về lý thuyết. Ít tập trung vào tư duy phản biện |
Có thể áp dụng các phương pháp giảng dạy mới, tập trung vào thực hành, tư duy phản biện. |
Kỹ Năng Mềm |
Có được giảng dạy nhưng không được nhấn mạnh. Tập trung chủ yếu vào kiến thức học thuật, ít thực hành kỹ năng sống. Ít chú trọng đến giáo dục cảm xúc. |
Thường có các chương trình phát triển kỹ năng mềm và hoạt động ngoại khóa. Chương trình học bao gồm giáo dục kỹ năng sống và tự chủ, cung cấp giáo dục cảm xúc và kỹ năng xử lý cảm xúc. Tập trung phát triển toàn diện cho học sinh, bao gồm kỹ năng giao tiếp, làm việc nhóm, giải quyết vấn đề, và quản lý thời gian. |
Học theo giáo trình cơ bản. Tập trung vào học thuộc lòng, từ vựng, ngữ pháp, học để trả bài, điểm thi tốt. Nếu chỉ áp dụng nguyên nội dung chương trình học thì học sinh không thể giao tiếp |
Thường chú trọng ngoại ngữ, có thể có chương trình tiếng Anh nâng cao hoặc thêm ngoại ngữ thứ hai. Học sinh giao tiếp thành thạo tiếng Anh từ sớm và sử dụng tiếng Anh trong các hoạt động, từ học thuật đến ngoại khoá. |
|
Tiếp Cận Công Nghệ | Sử dụng công nghệ hạn chế trong giáo dục. | Tích hợp công nghệ trong giảng dạy và học tập. Trẻ được tiếp cận công nghệ từ sớm và sử dụng thành thạo các ứng dụng phục vụ việc học tập đến việc tham gia các dự án học thuật sử dụng công nghệ cao. |
Đây là bảng tóm tắt những điểm khác biệt mà chi tiết theo đó là chuỗi các hoạt động tạo nên sự khác biệt trong việc tiếp cận và trải nghiệm giáo dục tại các loại hình trường học khác nhau.
Nhưng, để tôi hỏi bạn tiếp, với kinh nghiệm bao năm của mình từ lúc còn ngồi trên ghế nhà trường cho đến hiện tại, khi đã là những ông bố bà mẹ.
Bạn thấy rằng những kiến thức ở trường áp dụng được bao nhiêu % vào thực tế cuộc sống, nơi bạn đang sống với trường đời?
Sự khác biệt về cơ sở vật chất, phương pháp giảng dạy, nội dung chương trình học mà trường Vip lấn át hẳn so với trường làng như phân tích bên trên nhằm tạo ra điều gì?
Có phải chăng tất cả đều hướng tới nhằm trang bị cho các em học sinh những kiến thức, kỹ năng mềm, óc sáng tạo, sự đam mê khám khá không ngừng, tư duy phản biện và nhìn nhật tích cực đa chiều, một tinh thần ham học hỏi…là hành trang quan trọng nhất cho các em trong lộ trình tiếp theo.
Những kỹ năng đó bạn có thể trang bị cho con mình được không?
Chính xác, tự chung lại đó là những kỹ năng cốt lõi.
Bước thứ ha: Trang bị cho con những kỹ năng cốt lõi
Dù ở bất cứ môi trường học tập nào, việc trang bị cho các con những kỹ năng cốt lõi mới là vấn đề then chốt, để con như một hạt mầm được ươm sẵn những dưỡng chất cần thiết, dù sống ở bất cứ môi trường nào cũng có thể phát triển mạnh mẽ.
Các chuyên gia đã chỉ ra rằng, những yếu tố sau đây là cần thiết cho sự phát triển toàn diện của con trẻ:
Bản chất của giáo dục trẻ em là tạo cho con nhóm kỹ năng cốt lõi
1. Một trái tim biết yêu thương và giàu lòng nhân ái.
Con biết quan tâm và để ý đến cảm xúc của người khác cũng như sẵn sàng giúp đỡ mọi người xung quanh mình mà không mong đợi nhận lại.
Hiểu và thực hành về lòng biết ơn sẽ con có một trái tim đong đầy và luôn vui vẻ, hạnh phúc.
2. Tự tin giao tiếp, kỹ năng nói trước đám đông.
Khả năng thể hiện ý kiến, cảm xúc, và suy nghĩ của mình một cách tự tin, không sợ hãi.
Con có thể tự tin phát biểu trước lớp học hoặc đám đông.
Đây là kỹ năng quan trọng cho thành công trong cuộc sống cá nhân và sự nghiệp, liên quan đến việc lắng nghe và thấu hiểu người khác.
3. Ý thức tự lập, tự chịu trách nhiệm
Là khả năng của con trong việc có những hành động tự quản lý bản thân và nhận thức được hậu quả của hành động của mình.
4. Có tinh thần tự học, ham học hỏi
Tinh thần ham học hỏi là chìa khoá then chốt tạo nên sự khác biệt, sẽ giúp con đạt được bất cứ kết quả nào con muốn và là bí kíp thành công của bất cứ doanh nhân, tỷ phú nào.
Khả năng tự học sẽ giúp con tự tìm hiểu, yêu thích việc tự tìm hiểu kiến thức qua việc mày mò nghiên cứu qua sách vở, tạp chí.
Con sẽ giảm bớt thậm chí không cần phải tham gia các buổi học thêm để có thể trở lên vượt trội.
Từ kỹ năng này là yếu tố then chốt giúp con có những kỹ năng còn lại.
5. Con được trang bị những kỹ năng sinh tổn.
Đây là những kỹ năng giúp con tự bảo vệ mình và tồn tại trong môi trường khắc nghiệt hoặc tình huống khó khăn.
Với 5 yếu tố trên, gia đình sẽ đóng vai trò vừa là người thầy chỉ dạy lý thuyết cho con hiểu, vừa đóng vai trò tạo ra môi trường thực tế giúp con thực hành nhuần nhuyễn, biến lý thuyết thành hành động và tự tạo lên tính cách cho riêng mình.
Cụ thể là làm như thế nào thì chắc chắn tôi không phải diễn giải chi tiết vì tôi biết chắc, khi bạn đọc đến đây, khi trong bạn có mối quan tâm sâc sắc đến sự phát triển của con.
Bạn thuộc Top những ông bố bà mẹ thông thái và trong đầu đã có sẵn những ý tưởng và kế hoạch hành động.
Nhưng…! Liệu đó đã phải là tất cả?
Kỹ năng then chốt nhất giúp thu hẹp khoảng cách giữa trường làng và trường Vip là gì?
Có một kỹ năng quan trọng mà không phải ông bố bà mẹ nào cũng có thể dạy con.
Kỹ năng này cũng là sự khác biệt lớn nhất giữa học sinh của trường làng với trường Vip.
Bạn biết đó là gì không?
Vâng, đó chính là: Sử dụng tiếng Anh thành thạo.
Trong thời buổi hội nhập toàn cầu như hiện nay, tiếng Anh không còn là nhu cầu mà nó là yêu cầu bắt buộc.
Hành trang cho con bước vào đời khi hết cấp học THPT cần thiết bắt buộc là con cần có tiếng Anh để có thể tự tin hội nhập với những cơ hội học tập, nghề nghiệp không giới hạn.
Đây là kỹ năng then chốt mở khoá giúp san bằng khoảng cách giữa hai môi trường học tập mà chúng ta đang trao đổi ở đây.
Tại các tỉnh, địa phương, có thể phụ huynh sẽ nói với nhau:
– Ôi bây giờ tiếng Anh quan trọng lắm, không có là chết đấy.
– Bây giờ tiếng Anh gần như là bắt buộc, ra ngoài không biết tiếng Anh là như mù chữ ấy chứ….
Và chúng ta có đầu tư cho con theo học tiếng Anh nhưng tỷ lệ phụ huynh cho con học tiếng Anh theo đúng bản chất của ngôn ngữ là chưa nhiều.
Bản chất của ngôn ngữ là giao tiếp, tiếng Anh hay tiếng Việt hoặc bất cứ ngôn ngữ nào khác trên trái đất này cũng phục vụ mục đích là giao tiếp.
Là các con có thể tự tin nói chuyện giao tiếp bằng tiếng Anh.
Đó không phải là học tiếng Anh chỉ để theo kịp con nhà người ta hoặc giải quyết nỗi lo con không biết chữ gì thì thi cử điểm kém, nên chỉ miệt mài học ngữ pháp và từ vựng để trở thành cao thủ điểm số hoặc thành tích.
Học tiếng Anh là để có thể sử dụng giao tiếp như ngôn ngữ thứ hai.
Bước thứ ba: Giúp con có thể giao tiếp tiếng Anh thành thạo.
Nếu như trước đây, nói đến tiếng Anh thì chỉ trẻ em ở thành phố mới có cơ hội tiếp cận vì các con được theo học trực tiếp tại các trung tâm.
Ngày nay, với sự phát triển của công nghệ, thông qua mạng internet với mô hình học trực tuyến online thì dù ở bất cứ nơi đâu các con cũng có thể được tiếp cận ngoại ngữ, cộng thêm sự hướng dẫn về các phương pháp bổ sung theo lộ trình giáo dục để con có thể hấp thụ tiếng Anh tự nhiên mà không hề áp lực như chính cách con đã học tiếng Việt.
Vâng, tôi nói lại là con nhà bạn có thể nói tiếng Anh nhanh như tiếng Việt.
Tiếng Anh đơn giản chỉ là một ngôn ngữ chứ không phải một môn học thuật cao siêu, bất cứ bạn nhỏ nào nói được tiếng Việt đều nói tiếng Anh tốt.
Đó là thông điệp mà chúng tôi nhắc đi nhắc lại tại Global link language.
Là sứ mệnh ra đời của chúng tôi: Mang tiếng Anh gần hơn với cộng đồng người Việt, đặc biệt thế hệ trẻ tương lai, các tình yêu vô hạn của chúng ta.
Chúng tôi mong muốn chia sẻ, truyền động lực, tạo niềm tin: Dù ở bất cứ nơi đâu, con cũng có cơ hội tự tin trở thành công dân toàn cầu.
Mỗi đứa trẻ là một thiên tài đang đợi được khám phá, vấn đề là con được tạo cơ hội để có thể phát triển đến mức nào.
Khi yêu thích ngoại ngữ từ nhỏ và kết hợp với tinh thần ham học, thì càng lên các cấp cao hơn, chi phí cho việc học tiếng Anh càng giảm, thậm chí bằng không.
Với mong muốn truyền động lực, tạo niềm tin và giúp các em vượt qua sự ngại ngùng, nhút nhát với tiếng Anh, Global Link Language mang đến chương trình học thử 1/2 tháng miễn phí.
Chương trình này được thiết kế nhằm đưa tiếng Anh gần gũi hơn với cộng đồng người Việt, giúp các con tiếp cận ngôn ngữ theo lộ trình tự nhiên. Cùng hào hứng và tích cực học tập, các em sẽ dần cảm thấy tự tin hơn và yêu thích việc học tiếng Anh theo đúng tiến trình của ngôn ngữ.
Quý phụ huynh vui lòng tham khảo tại ĐÂY.
Hoặc bạn có thể lựa chọn cho con mình bất cứ trung tâm hoặc giáo viên nào, miễn sao phù hợp với con mình để đảm bảo rằng con mình được tiếp cận ngoại ngữ, mở rộng tầm nhìn và kiến thức từ nhỏ để con tin rằng, dù ở bất cứ nơi đâu con cũng có thể nhìn ra thế giới từ vị trí ngang bằng với tất cả các bạn nhỏ khác, không hề thua kém.
Chúng ta hãy cùng áp dụng những công thức thành công: Mọi việc đều có thể, vấn đề là phương pháp.
Đặt ra cho mình những câu hỏi đắt giá để có những hành động đột phá cho riêng mình.
Câu hỏi hiện tại là: Con nhà người ta có thể ! Còn con nhà mình, tại sao không?
Như vậy, tuỳ thuộc vào điều kiện của mỗi gia đình thì con có thể được tiếp cận các mô hình giáo dục khác nhau nhưng tựu chung lại khoảng cách chên lệch ở đây nằm ở mức độ hiểu, biết và thực hành nhiều lần những kỹ năng cốt lõi mà tôi đã đề cập phía trên giống như việc chuẩn bị những dưỡng chất cần thiết giúp hạt mầm phát triển ở bất cứ môi trường điều kiện nào.
và điều quan trọng nhất là con hoà mình vào sự phát triển toàn cầu thông qua việc thành thạo ngoại ngữ từ nhỏ- tiếng Anh.