Học tiếng Anh online cho người đi làm là lựa chọn ngày càng phổ biến với dân công sở – những người vừa muốn cải thiện kỹ năng giao tiếp quốc tế, vừa bị bó hẹp về thời gian bởi công việc, gia đình và hàng tá nghĩa vụ khác. Tuy nhiên, thực tế là rất nhiều người bắt đầu với quyết tâm cao ngút trời, nhưng chỉ sau vài tuần là động lực tụt dốc không phanh, bài tập chưa kịp làm, lớp học cũng dần bị bỏ quên.
Câu chuyện này không hề hiếm. Không phải vì bạn không đủ giỏi hay thiếu nỗ lực, mà bởi việc duy trì động lực khi học online thực sự là một thử thách lớn. Không có giáo viên kề bên nhắc nhở, không có không khí lớp học để tạo áp lực tích cực, bạn rất dễ sa vào vòng lặp “bận – lười – bỏ cuộc” quen thuộc.
Vậy làm sao để duy trì lửa học tập, ngay cả khi bạn đã trải qua một ngày làm việc dài căng thẳng? 8 bí quyết dưới đây sẽ giúp bạn giữ vững động lực, biến việc học tiếng Anh online thành thói quen bền vững chứ không phải cơn hứng bất chợt.
1. Vì sao người đi làm thường bỏ dở việc học tiếng Anh?
Việc người đi làm quyết tâm học tiếng Anh không phải là điều hiếm gặp – thậm chí còn là chuyện rất thường xuyên.
Chỉ cần một đợt đánh giá năng lực ngoại ngữ ở công ty, một buổi họp với sếp người nước ngoài không hiểu gì, hay đơn giản là thấy đồng nghiệp cùng tuổi giao tiếp “như gió” trong các buổi meeting… cũng đủ để thôi thúc nhiều người bắt đầu hành trình học tiếng Anh một cách nghiêm túc.
Tuy nhiên, vấn đề là động lực ban đầu rất dễ bị “cuốn trôi” chỉ sau vài tuần.
Người đi làm vốn đã bận rộn với lịch trình dày đặc: sáng họp, chiều chạy KPI, tối còn phải lo chuyện cá nhân. Tiếng Anh dần trở thành một “nhiệm vụ phụ” dễ bị trì hoãn, nhất là khi không thấy kết quả rõ ràng.
Ngoài ra, việc thiếu môi trường thực hành cũng khiến người học cảm thấy lạc lõng – học mà không biết để làm gì, áp dụng ở đâu.
Áp lực công việc, thiếu thời gian, thiếu định hướng, thiếu sự gắn kết với thực tế khiến rất nhiều người đi làm rơi vào trạng thái “học rồi bỏ”. Không ít người bắt đầu tới 4–5 lần, đổi đủ loại giáo trình, ứng dụng, khóa học… nhưng kết quả vẫn không khác mấy.
Bài viết này sẽ chia sẻ 7 bí quyết giúp người đi làm duy trì động lực học tiếng Anh online một cách bền vững – không cần phải cố gắng quá sức, cũng không cần ép bản thân gồng lên mỗi ngày.
Nếu bạn đang cảm thấy mình thuộc nhóm “mất động lực sau tuần thứ 3”, thì bài viết này là dành cho bạn.
2. 8 bí quyết học tiếng Anh online cho người đi làm luôn duy trì động lực
2.1. Xác định rõ lý do bạn học – càng cụ thể càng tốt
Học tiếng Anh mà không có lý do rõ ràng giống như lái xe mà không biết đích đến – bạn sẽ sớm mệt mỏi và bỏ cuộc. Người đi làm thường bận rộn, thời gian eo hẹp, nên nếu mục tiêu học chỉ dừng lại ở những câu chung chung như “muốn giỏi tiếng Anh” hay “học để phát triển sự nghiệp”, bạn sẽ khó duy trì động lực khi công việc ngập đầu hay cuộc sống xáo trộn.
Thay vào đó, hãy dành thời gian ngồi xuống và tự hỏi: “Tôi học tiếng Anh để làm gì?” Câu trả lời cần cụ thể, gắn liền với thực tế công việc và cuộc sống của bạn.
Ví dụ, bạn có thể đặt mục tiêu: “Tôi muốn tự tin trình bày ý tưởng trong cuộc họp với đối tác quốc tế vào tháng tới” hoặc “Tôi cần hiểu hết nội dung hợp đồng bằng tiếng Anh để tránh phụ thuộc vào đồng nghiệp”. Những mục tiêu cụ thể như vậy không chỉ giúp bạn hình dung rõ kết quả, mà còn tạo ra một động lực nội tại mạnh mẽ – bởi bạn biết mình đang hướng tới điều gì.
Hãy viết mục tiêu ấy ra một nơi dễ thấy: một mẩu giấy dán trên bàn làm việc, một ghi chú trên điện thoại, hay thậm chí là hình nền laptop. Mỗi khi bạn cảm thấy lười biếng hay muốn bỏ cuộc, hãy nhìn lại lý do đó. Nó sẽ nhắc bạn rằng bạn không học tiếng Anh vì “ai cũng học”, mà vì một mục đích thực sự quan trọng với tương lai của chính mình.
Để cụ thể hóa hơn nữa, bạn có thể chia mục tiêu lớn thành các bước nhỏ. Chẳng hạn, nếu muốn thuyết trình tốt, hãy đặt mục tiêu tuần này học 20 từ vựng liên quan đến lĩnh vực của bạn, tuần sau luyện phát âm 5 câu thường dùng trong thuyết trình. Những bước nhỏ này giúp bạn thấy tiến bộ rõ ràng, từ đó duy trì động lực lâu dài.
2.2. Hình dung thành công của bạn với tiếng Anh – Để bạn thấy tôi muốn học tiếng Anh thay vì tôi phải học tiếng Anh
Sau khi xác định rõ lý do bạn học tiếng Anh, bước tiếp theo quan trọng không kém: hãy hình dung tưởng tượng bạn có thể nói tiếng Anh thành thạo thì sẽ như thế nào
Hãy nhắm mắt tưởng tượng nếu như:
- Bạn tự tin trình bày ý tưởng trước sếp nước ngoài.
- Bạn thoải mái giao tiếp trong các buổi họp quốc tế mà không phải dò từ điển.
- Bạn viết email bằng tiếng Anh rõ ràng, chuyên nghiệp chỉ trong 5 phút.
- Bạn tham gia các dự án lớn, ký kết hợp đồng, mở rộng cơ hội nghề nghiệp toàn cầu…
Dù hiện tại bạn chưa nói trôi chảy, chưa phát âm chuẩn, hãy tưởng tượng như thể bạn đã làm được. Cảm xúc đó – nếu được lặp lại mỗi ngày – sẽ nuôi dưỡng một khao khát mạnh mẽ bên trong bạn, khiến bạn yêu tiếng Anh vì bạn muốn làm chủ nó, chứ không còn là “bị ép phải học”.
Đây chính là ứng dụng đơn giản nhưng mạnh mẽ của luật hấp dẫn: Khi bạn tưởng tượng mình nói tiếng Anh trôi chảy, tự tin, não bộ sẽ dần xem điều đó là một phần tất yếu. Cảm xúc tích cực ấy sẽ kích hoạt năng lượng học tập, duy trì động lực và thôi thúc bạn hành động mỗi ngày – không phải vì ép buộc, mà vì khát khao tiến gần tới điều bạn đã hình dung.
Một mục tiêu rõ ràng giúp bạn bắt đầu. Nhưng một hình ảnh sống động trong tâm trí, là khởi nguồn cho sự thôi thúc từ bên trong, một quyết tâm mãnh liệt mới là thứ giúp bạn không bao giờ bỏ cuộc.
2.3. Xây dựng thói quen học nhỏ và đều đặn mỗi ngày
Người đi làm thường có tâm lý “học là phải học cho ra trò”, dẫn đến việc dồn sức học 3-4 tiếng một ngày rồi nhanh chóng kiệt sức. Kết quả? Chỉ vài ngày sau, bạn bỏ bẵng vì công việc bận rộn hoặc đơn giản là không còn năng lượng. Bí quyết để học tiếng Anh bền vững nằm ở việc học ít nhưng đều, biến nó thành một phần tự nhiên trong cuộc sống.
Thay vì cố gắng nhồi nhét, hãy bắt đầu với 20-30 phút mỗi ngày vào một khung giờ cố định – ví dụ, buổi sáng trước khi đi làm, giờ nghỉ trưa, hoặc buổi tối trước khi đi ngủ. Khoảng thời gian ngắn này không làm bạn quá tải, nhưng nếu duy trì đều đặn, nó tạo ra hiệu quả đáng kể nhờ cơ chế ghi nhớ lặp lại của não bộ.
Hãy nghĩ xem: chỉ 30 phút mỗi ngày, sau một tháng bạn đã học được hơn 15 tiếng, và sau một năm là gần 200 tiếng – đủ để tạo ra sự khác biệt rõ rệt trong khả năng tiếng Anh của bạn.
Để xây dựng thói quen, hãy gắn việc học vào một hoạt động quen thuộc. Chẳng hạn, bạn có thể học từ vựng trong lúc uống cà phê sáng, luyện nghe khi đang tập thể dục, hoặc xem một video tiếng Anh ngắn trước khi đi ngủ. Khi việc học trở thành một phần của nhịp sống, bạn sẽ ít cảm thấy nó là “gánh nặng” và dễ dàng duy trì hơn.
Một mẹo nhỏ là sử dụng các ứng dụng nhắc nhở hoặc lịch điện tử để báo giờ học mỗi ngày. Hãy coi việc học tiếng Anh như đánh răng hay kiểm tra email công việc – không phải lúc nào cũng thú vị, nhưng bỏ một hôm là thấy “thiếu thiếu”. Sự đều đặn này không chỉ giúp bạn tiến bộ mà còn tạo ra cảm giác thành tựu nho nhỏ, nuôi dưỡng động lực học tập lâu dài.
2.4. Tìm một người đồng hành hoặc gia nhập cộng đồng học tập
Học tiếng Anh online một mình có thể rất hiệu quả, nhưng cũng dễ khiến bạn cảm thấy cô đơn và mất động lực. Khi không ai kiểm soát, không ai nhắc nhở, việc trì hoãn trở nên quá dễ dàng: hôm nay mệt thì nghỉ, mai bận lại nghỉ tiếp, và dần dần bạn quên luôn kế hoạch học tập của mình. Để tránh rơi vào cái bẫy này, hãy tìm một người đồng hành hoặc tham gia một cộng đồng học tập.
Một người bạn đồng hành – có thể là đồng nghiệp, bạn thân, hoặc một học viên cùng khóa online – sẽ tạo ra sự khác biệt lớn. Hai người có thể đặt mục tiêu chung, như học 10 từ vựng mỗi tuần, luyện nói một chủ đề cụ thể, hoặc kiểm tra bài tập cho nhau.
Thậm chí, chỉ cần nhắn tin mỗi ngày kiểu “Hôm nay cậu học chưa?” cũng đủ để bạn cảm thấy có trách nhiệm hơn với kế hoạch của mình. Sự hiện diện của người khác giống như một “chiếc neo” giữ bạn không trôi khỏi mục tiêu.
Nếu không có ai thân quen để học cùng, hãy tìm đến các cộng đồng học tiếng Anh dành cho người đi làm. Những nhóm này có thể ở dạng diễn đàn online, nhóm Telegram, hoặc các cộng đồng do trung tâm tiếng Anh tổ chức.
Ví dụ tại Global Link Language, học viên có thể tham gia vào nhóm Zalo chia sẻ tài liệu về tiếng Anh cho người đi làm hiệu quả. Trong những cộng đồng này, bạn sẽ gặp những người có cùng hoàn cảnh – cũng bận rộn, cũng phải cân bằng giữa công việc và học tập – và sự đồng cảm đó sẽ tiếp thêm năng lượng để bạn tiếp tục.
Học cùng người khác không chỉ giúp bạn duy trì cam kết, mà còn mang lại niềm vui. Khi được chia sẻ một mẹo học hay, khoe một câu nói tiếng Anh trôi chảy, hay thậm chí cùng than thở về một bài nghe khó, bạn sẽ thấy hành trình học tiếng Anh bớt khô khan và thú vị hơn nhiều.
>>> XEM THÊM: Top 6 khó khăn khi người đi làm học tiếng Anh và cách giải quyết
2.5. Ưu tiên hình thức học có sự tương tác cao
Một trong những lý do lớn nhất khiến việc học tiếng Anh online trở nên nhàm chán là thiếu sự tương tác. Nếu bạn chỉ ngồi xem video bài giảng, ghi chép từ vựng, hoặc làm bài tập một mình, cảm giác đơn điệu sẽ nhanh chóng khiến bạn mất hứng. Thậm chí, dù nội dung video có hay đến đâu, việc học thụ động cũng khó giúp bạn ghi nhớ lâu dài và áp dụng vào thực tế.
Để giữ động lực và học hiệu quả hơn, hãy ưu tiên các hình thức học có tính tương tác cao. Đó có thể là các lớp học 1 kèm 1 với giáo viên, lớp nhóm nhỏ qua Zoom, hoặc các khóa học có bài tập được chấm điểm và phản hồi chi tiết.
Khi bạn được nói, được đặt câu hỏi, được sửa lỗi trực tiếp, việc học trở nên sống động và gần gũi hơn. Chẳng hạn, trong một lớp học tương tác, bạn có thể thực hành thuyết trình công việc với giáo viên đóng vai khách hàng, hay thảo luận một tình huống thực tế với các học viên khác – những trải nghiệm này không chỉ giúp bạn nhớ lâu mà còn khiến bạn hào hứng hơn với mỗi buổi học.
Tương tác cũng giúp bạn duy trì sự tập trung. Khi phải trả lời câu hỏi, tham gia thảo luận, hay giải thích ý kiến bằng tiếng Anh, bạn sẽ khó mà “lơ mơ” hay lướt điện thoại như khi xem video một mình. Hơn nữa, sự phản hồi từ giáo viên hoặc bạn học sẽ giúp bạn nhận ra điểm yếu cụ thể (như phát âm sai, dùng từ không đúng ngữ cảnh) và cải thiện ngay lập tức – điều mà học một mình khó làm được.
Nếu bạn chọn khóa học online, hãy tìm những nơi chú trọng vào tương tác, như Global Link Language, nơi học viên được thực hành nói trực tiếp với giáo viên bản ngữ hoặc giáo viên giàu kinh nghiệm. Dù lịch trình bận rộn, chỉ cần 1-2 buổi học tương tác mỗi tuần, bạn sẽ thấy tiếng Anh không còn là một môn học khô khan mà là một kỹ năng thực sự có thể sử dụng.
2.6. Chọn tài liệu sát với công việc thực tế của bạn
Một sai lầm phổ biến của người đi làm là học lan man, không tập trung vào những gì thực sự cần thiết. Bạn dành hàng giờ để học từ vựng về thời tiết, các mẫu câu đi du lịch, hay ngữ pháp phức tạp dùng trong bài thi – trong khi điều bạn cần là viết email chuyên nghiệp, giao tiếp với khách hàng quốc tế, hoặc hiểu báo cáo tài chính bằng tiếng Anh.
Kết quả? Bạn tốn thời gian nhưng không thấy kiến thức áp dụng được, dẫn đến chán nản và bỏ cuộc.
Để học hiệu quả và duy trì động lực, hãy chọn tài liệu sát với công việc thực tế của bạn. Nếu bạn làm marketing, hãy học cách viết nội dung quảng cáo bằng tiếng Anh hoặc phân tích báo cáo thị trường. Nếu bạn làm nhân sự, hãy tập trung vào các mẫu câu phỏng vấn hoặc cách viết JD (mô tả công việc). Nếu bạn làm trong ngành bán hàng, hãy luyện các tình huống đàm phán, trả lời thắc mắc khách hàng, hoặc viết đề xuất kinh doanh.
Tài liệu thực tế không chỉ giúp bạn học nhanh hơn (vì bạn đã quen với bối cảnh), mà còn tạo cảm giác hứng thú vì bạn thấy kiến thức có thể dùng ngay. Ví dụ, thay vì học một danh sách từ vựng ngẫu nhiên, hãy học 10 cụm từ thường dùng trong email công việc. Thay vì xem video hội thoại chung chung, hãy tìm các video mô phỏng cuộc họp, thuyết trình, hoặc gọi điện trong ngành của bạn.
Các khóa học tại Global Link Language là một ví dụ điển hình khi họ cá nhân hóa nội dung theo ngành nghề của học viên – từ nhân sự, thương mại, y dược hay du lịch. Khi mỗi bài học đều liên quan trực tiếp đến công việc, bạn sẽ thấy thời gian bỏ ra xứng đáng và có động lực tiếp tục hơn. Hãy nhớ: học ít nhưng đúng còn hơn học nhiều mà không dùng được.
2.7. Theo dõi tiến độ học tập và ăn mừng từng bước tiến nhỏ
Một trong những lý do khiến người đi làm bỏ cuộc giữa chừng là cảm giác “học mãi mà không tiến bộ”. Khi bạn không thấy kết quả rõ ràng, động lực sẽ dần cạn kiệt, đặc biệt khi công việc và cuộc sống đã đủ áp lực. Để tránh điều này, hãy chủ động theo dõi tiến độ học tập và biến mỗi bước tiến nhỏ thành nguồn cảm hứng.
Hãy bắt đầu bằng cách ghi lại hành trình học của bạn. Bạn có thể dùng một cuốn sổ, một file Excel, hoặc ứng dụng như Notion để ghi chú những gì đã học: số từ vựng mới, số bài nghe đã hiểu, số câu nói trôi chảy hơn, hay số buổi học hoàn thành. Việc theo dõi này giúp bạn nhìn thấy mình đang đi được bao xa, thay vì chỉ chăm chăm vào đích đến xa vời như “nói tiếng Anh như người bản xứ”.
Quan trọng hơn, hãy học cách ăn mừng những cột mốc nhỏ. Hoàn thành một tuần học không bỏ buổi nào? Tự cho phép xem một tập phim yêu thích mà không áy náy. Những phần thưởng nhỏ này không chỉ giúp bạn cảm thấy vui vẻ mà còn củng cố thói quen học tập, khiến bạn mong chờ buổi học tiếp theo.
Đừng đặt kỳ vọng quá cao ngay từ đầu. Tiến bộ trong học ngôn ngữ thường đến từ những thay đổi nhỏ tích lũy theo thời gian. Chẳng hạn, hôm nay bạn hiểu được 60% nội dung một bài nghe thay vì 50% như tuần trước – đó đã là một chiến thắng. Hoặc bạn nhận ra mình không còn ngại ngùng khi nói một câu tiếng Anh với đồng nghiệp – đó cũng là điều đáng tự hào.
Hãy biến việc học tiếng Anh thành một hành trình đầy niềm vui, nơi mỗi bước tiến, dù nhỏ bé, đều là lý do để bạn tiếp tục. Khi bạn biết trân trọng những thành công nhỏ, động lực sẽ luôn ở bên bạn, ngay cả trong những ngày bận rộn nhất.
>>> XEM THÊM: Top 7 tiêu chí chọn khóa học tiếng Anh online cho người đi làm – Hiệu quả, phù hợp và không lo mất tiền oan
2.8. Nhận sự hỗ trợ từ giáo viên chuyên nghiệp
Người đi làm thường có rất ít thời gian để tự mò mẫm hay thử sai trong việc học tiếng Anh. Nếu bạn đã từng tự học qua ứng dụng, video YouTube, hoặc sách vở mà vẫn thấy chệch hướng, có thể bạn đang thiếu một người dẫn đường. Một giảng viên chuyên nghiệp không chỉ dạy bạn kiến thức, mà còn đóng vai trò như người đồng hành, giúp bạn đi đúng lộ trình và giữ vững động lực.
Một giáo viên tốt sẽ làm được nhiều điều hơn bạn nghĩ. Họ giúp bạn xác định mục tiêu học tập cụ thể, thiết kế lộ trình phù hợp với lịch trình bận rộn và nhu cầu công việc của bạn. Họ sửa lỗi phát âm, ngữ pháp, hay cách dùng từ một cách chi tiết, đồng thời đưa ra gợi ý thực tế để bạn cải thiện. Quan trọng hơn, họ là người truyền cảm hứng, nhắc nhở bạn về lý do bạn bắt đầu, và giúp bạn vượt qua những lúc chán nản.
Học với giáo viên cũng mang lại cảm giác cam kết. Khi bạn biết có người đang theo sát tiến độ, kiểm tra bài tập, và chờ bạn trong buổi học tiếp theo, bạn sẽ ít có xu hướng trì hoãn hơn. Sự hỗ trợ này đặc biệt quan trọng với người đi làm, khi mà áp lực công việc dễ khiến bạn bỏ bê việc học.
Các khóa học 1 kèm 1 tại Global Link Language là một lựa chọn lý tưởng cho những ai cần sự hỗ trợ sát sao. Với chương trình được thiết kế riêng theo ngành nghề và mục tiêu cá nhân, cùng sự kèm cặp từ giáo viên giàu kinh nghiệm, bạn không chỉ học đúng trọng tâm mà còn được tiếp thêm động lực qua từng buổi học. Thay vì tự mình loay hoay, hãy để một người hướng dẫn chuyên nghiệp giúp bạn tiết kiệm thời gian và đi thẳng đến mục tiêu.
3. Kết luận
Học tiếng Anh online cho người đi làm không khó, cái khó là giữ được động lực xuyên suốt quá trình. Bạn không cần phải học nhiều, học nhanh – quan trọng là học đều và học đúng. Với 7 bí quyết trên, cộng thêm một chương trình học phù hợp, bạn hoàn toàn có thể biến tiếng Anh thành kỹ năng thật sự – chứ không phải chỉ là mục tiêu “năm nào cũng đặt nhưng chưa làm được”.
Nếu bạn đang muốn bắt đầu một hành trình học tập nghiêm túc, có định hướng và không đơn độc, hãy tham khảo khóa học tiếng Anh online 1 kèm 1 chuyên sâu cho người đi làm, dân công sở tại Global Link Language.
Về chúng tôi
- VIETNAM: Tầng 9, tòa nhà Minori, số 67A phố Trương Định – Hai Bà Trưng – Hà Nội
- PHILIPPINES: No. 13 Speaker Perez Street, Quezon City, Philippines
- Hotline: 0989.323.935 – 0919.323.935
- Mail: globallinklanguage@gmail.com
- Fanpage:
+ Tiếng Anh cho trẻ em: https://www.facebook.com/TiengAnhtreemGlobalLinkLanguage
+ Tiếng Anh chuyên sâu cho người đi làm: https://www.facebook.com/HocTiengAnhonlineGlobalLinkLanguage/